Dịch Vụ Điện Hoa tại Huyện Văn Giang-Hưng Yên

Dịch Vụ Điện Hoa tại Huyện Văn Giang-Hưng Yên

Điện hoa Hưng Yên | Dịch vụ điện hoa - Dịch Vụ Điện Hoa tại Huyện Văn Giang-Hưng Yên

Dịch Vụ Điện Hoa tại Huyện Văn Giang-Hưng Yên

của Phương Phạm - trong 982 vòng kết nối trên Google+

Dịch vụ điện hoa, chuyển quà tận nhà tại Hưng Yên.

Dịch Vụ Điện Hoa tại Huyện Văn Giang-Hưng Yên

Hoa hồng bảy sắc cầu vồng đã được bán rộng rãi trên khắp thế giới. Loài hoa này cũng có mùi thơm ngọt dịu và giữ được lâu giống các loài hoa hồng thông thường nhưng lá có thể nhanh héo hơn.

Hơn 1 triệu bông hồng bảy sắc cầu vồng đã được tiêu thụ trong vòng 1 năm với các thị trường chính là Nhật Bản, Italia và đặc biệt là Thụy Điển, nơi màu vàng và xanh là hai màu trên lá quốc kỳ.

Tại Anh, khách hàng có thể đặt mua hoa hồng bảy sắc cầu vồng tại một shop hoa trên mạng internet. Tuy nhiên, giá của chúng không hề rẻ. Một bông hoa có giá 35 USD và một bó 12 bông giá 94 USD, gấp đôi so với một bó 12 bông hoa hồng đỏ thông thường.


HNH034-GIÁ:450K

ĐỀN HÓA DẠ TRẠCH - HƯNG YÊNĐền Hóa Dạ Trạch Hưng Yên: Đền Hoá Trạch còn có tên gọi là đền Dạ Trạch, thuộc thôn Yên Vĩnh, xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung - Hồng Vân Công chúa. Tương truyền, đền Hóa Dạ Trạch được xây dựng trên nền cao của lâu đài thành quách xưa, ngay sau khi Chử Đồng Tử - Tiên Dung hóa về trời. 

Vào cuối thế kỷ 19, đền được trùng tu tôn tạo, do công sức đóng góp của nhân dân tổng Vĩnh và người chỉ huy xây dựng là tiến sĩ Chu Mạnh Trinh. 

Đền Hóa Dạ Trạch lưu giữ nhiều cổ vật như sắc phong, hoành phi câu đối, đại tự. Đặc biệt là chiếc nón và cây gậy - phép biến hóa của Chử Đồng Tử dùng để cứu nhân độ thế. Tượng cá chép, gọi là ông “Bế”, “Bế ngư thần quan”, tạo hình cá chép đang hóa rồng. Chuông “Dạ Trạch Từ chung” (Chuông đền Dạ Trạch), đúc năm Thành Thái thứ 14 (1902) ghi lại quá trình trùng tu di tích. 

Tương truyền, khi quân Minh xâm lược nước ta, nhà Hồ thất thế, Nguyễn Trãi đến đền Hóa Dạ Trạch cầu đảo được thần báo mộng vào Lam Sơn, phò Lê Lợi chống giặc Minh xâm lược. 

Trong quần thể di tích còn có đầm Dạ Trạch. Đây là dấu tích của khu đầm Dạ Trạch rộng lớn trước đây, nơi Dạ Trạch Vương Triệu Quang Phục đóng quân doanh chống quân Lương xâm lược (thế kỷ 6) thắng lợi. 

Hàng năm, đền Hóa Dạ Trạch có bốn tiết chính: ngày 4/1 (âm lịch), ngày sinh của Tiên Dung công chúa; 10/2 ngày sinh của Hồng Vân công chúa; 12/8 ngày sinh Chử Đồng Tử; 17/11 ngày kỵ thánh. Lễ hội chính diễn ra từ ngày mùng 10 đến 12 tháng 2 (âm lịch), kỷ niệm ngày sinh Hồng Vân công chúa. 

Mở đầu là nghi thức rước nước từ sông Hồng về lễ thánh. Đám rước uy nghi, rồng vàng dẫn đầu, hội rước cờ, trống, phường bát âm, múa sinh tiền, bát bửu, kiệu long đình, kiệu chóe nước, kiệu đặt nón, gậy, kiệu “Bế ngư thần quan”, ba kiệu rước Chử Đồng Tử, Tiên Dung, Hồng Vân công chúa. Đám rước tới sông Hồng cũng là lúc thuyền rồng bên bãi Tự Nhiên (xã Tự Nhiên - Thường Tín - Hà Tây) ra chào đón, cùng tham gia hội. Trên sông cờ xí rợp trời, rồng vàng uốn lượn, tiếng hát, tiếng đàn, tiếng trống rộn ràng thúc. Một bô lão cao tuổi trong làng thận trọng múc từng gáo nước đổ vào chóe. 

Theo định kỳ cứ ba năm Dạ Trạch rước giao hiếu với Từ Hồ vào ngày 11. Đoàn rước ở lại tế lễ một đêm, sau đó rước về. Nếu khóa hội này Từ Hồ rước kiệu xuống tham gia tế lễ thì khóa sau Dạ Trạch rước kiệu lên. Đám rước tế tại khu vực đền Yến (khu vực đình, chùa Từ Hồ, tương truyền là nơi ông bà ăn yến tiệc trước khi về hóa tại Dạ Trạch). Năm hội nào Từ Hồ rước giao hiếu xuống Dạ Trạch, thì Dạ Trạch tổ chức rước du vào buổi sáng ngày 11. Đám rước qua thôn Đức Nhuận, Đông Kim, qua vườn ngô, bãi mía, thăm đầm Dạ Trạch để tưởng nhớ tới làng quê trù phú, lâu đài thành quách khi xưa. 

Trong ngày hội tổ chức hát trống quân, quan họ, ca trù và nhiều trò chơi dân gian như đập niêu đất, đi cầu kiều, bắt vịt trong ao, bịt mắt bắt dê…

(Theo http://www.saigontoserco.com/)


Câu hỏi thường gặp